Cách phát triển Profile của một 3D Artist
- Đức Nguyên
- Feb 28, 2024
- 8 min read
Updated: Mar 5
Profile = hồ sơ năng lực, 3D artist = hoạ sĩ 3D
Credit: dịch từ bài “How to Raise Your Profile as an Artist” trên Blender Guru.
Bạn muốn tìm việc trong ngành 3D nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không hề cô đơn. Mỗi năm, hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp với hy vọng tìm được việc làm trong ngành công nghiệp 3D nhưng thất bại. Lý do? Sự thật là hầu hết các 3D artist đều rất dở marketing. Tôi không có ý xấu khi nói vậy, vì tôi cũng đã từng rất dở. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ các bí quyết về marketing, đặc biệt cho các bạn làm ngành đồ họa.
Để tôi bắt đầu với một câu chuyện.
5 năm trước, tôi tốt nghiệp cấp 3 với mục tiêu trở thành sếp của chính mình - làm việc online tại nhà. Tôi hình dung: thức dậy vào buổi sáng, ngồi vào máy tính và làm công việc yêu thích. Nghe có vẻ dễ!
Tất cả những gì tôi cần là một portfolio xuất sắc, công việc sẽ tìm đến.
Hoặc là tôi đã ảo tưởng…
Tôi thành lập công ty đầu tiên - Silver Screen Fx vào năm 2006. Tôi có cho rằng ngành công nghiệp phim ngắn đang bùng nổ và tôi có thể kiếm tiền dễ dàng nhờ VFX (visual effects - hiệu ứng hình ảnh). Đáng buồn thay, không chỉ ngành này đang cực kỳ suy thoái mà tôi còn không giỏi VFX. Công ty đóng cửa chỉ sau 1 năm. Tôi nhận ra mình cần mở rộng các dịch vụ, bao gồm mọi thứ liên quan tới 3D và cải thiện portfolio.
Tôi thành lập 1 công ty khác - Ironbark Studios, mọi thứ có khá hơn nhưng số lượng order bằng KHÔNG. Công ty thứ 2 của tôi cũng đóng cửa.
Vào thời điểm đó tôi, vô tình đọc được câu này:
"Những bậc thầy thiết kế hiếm khi trở thành bậc thầy quảng cáo.
Họ mê mẩn trước vẻ đẹp của tác phẩm mà quên rằng cần phải bán nó."
Một tiếng chuông vang lên trong đầu, tôi nhận ra mình đã dành rất nhiều thời gian xây dựng portfolio, nhưng không hề làm marketing. Tôi ngây thơ nghĩ rằng chỉ cần có kỹ năng tốt, công việc sẽ tới. Tôi nhận ra mình cần học nghệ thuật marketing.
Tôi đã học khóa marketing được dạy bởi Yaro Starack, David Risley và Dale Beaumon. Khá đắt ($6,000) nhưng thành quả tới nhanh chóng. Tôi xây dựng BlenderGuru.com và đạt được mong ước bấy lâu - làm việc tại nhà.
Bài thuyết trình hôm nay là phiên bản cô đọng về các bí quyết marketing tôi học được.
Tôi sẽ bắt đầu với một tư duy phổ biến nhưng sai lầm:
Tư duy sai lầm #1 :
Không cần quảng cáo, sản phẩm tốt sẽ tự lên tiếng.
Rất nhiều 3D artist cho rằng ”có portfolio đẹp, công việc sẽ tới”. Nghe có vẻ đúng nhưng trên thực tế thì không. Ví dụ nhé, thay vì là một 3D artist, bạn đang xây dựng một loại tàu lượn số 1 thế giới.
Bạn dành nhiều năm thiết kế, mọi bộ phận đều hoàn hảo, không nghi ngờ gì đây là chiếc tàu lượn tốt nhất từng được làm ra! Nhưng bạn đặt nó giữa một khu rừng chẳng ai biết đến.
Tới ngày khai trương, bạn ngồi trước cổng và đợi vị khách đầu tiên. Không ai tới. Vì chẳng ai biết nó tồn tại!
Chỉ đến khi bạn nhấc mông lên, đến khu phố gần nhất và phát tờ rơi, mọi người mới biết đến và muốn chơi thử.
Chuyện tương tự xảy ra với các tác phẩm đồ họa. Giả sử bạn tạo ra tác phẩm này:
Nhưng bạn lưu nó trong ổ cứng và không up lên đâu cả. Bạn nghĩ rằng ngồi ôm điện thoại và đợi, khách hàng sẽ tìm tới? Đúng là nằm mơ!
Chỉ khi bạn đăng tác phẩm của mình ỏ mọi nơi có thể, mọi người thấy chúng và bạn có thể gặt hái thành quả.
Tư duy sai lầm #2 :
Người giỏi nhất sẽ nhận được việc.
Việc này bắt đầu từ trên ghế nhà trường: ”bạn không nhận được công việc vì có ai đó giỏi hơn”. Điều này đúng với các công việc truyền thống: khi nhà tuyển dụng nhận được 50 đơn ứng tuyển cho một vị trí, họ chọn người giỏi nhất.
Trong thế giới online, mọi việc có thể sẽ khác.
Đây là một ví dụ: 4 tháng trước, tôi thiết kế lại logo website. Tôi tìm người thiết kế trên nhiều trang: deviantart, logopond, flickr, blogs… có một designer gần như xuất hiện ở mọi nơi.
Michael Spitz, chỗ nào tôi cũng thấy sản phẩm của anh ta.
Kết quả là tôi thuê anh chàng đó. Đây là logo mới của tôi với giá $400.
Vậy anh ta có phải là logo designer giỏi nhất?
Có lẽ không. Tôi nghĩ sẽ nhiều người có thể tạo ra logo tương tự với giá rẻ hơn. Nhưng họ ở đâu? Khi tôi tìm kiếm, tôi thấy Michael, kết quả là anh ta nhận được job.
Tôi xin dừng vài giây để nhấn mạnh rằng:
Tôi không khuyên bạn đặt quảng cáo lên trên tài năng.
Tài năng vẫn mang tính quyết định. Tôi không khuyến khích quảng cáo rầm rộ khi sản phẩm chưa tốt. Bài thuyết trình của tôi dành cho những người có kỹ năng nhưng chưa nhận được kết quả tương xứng.
Giờ là phần chính, 6 bước tăng tốc sự nghiệp của một 3D artist.
Bước 1: Tạo một trang blog
Nếu bạn nghiêm túc trong việc trở thành freelancer, tôi khuyên bạn tạo một blog hoặc website. Bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp trong mắt các nhà tuyển dụng.
Pros (lợi ích):
Tăng lượng truy cập
Bạn sẽ giống như một chuyên gia
Cho mọi người thấy đam mê về 3D
Xây dựng lòng tin
Trang web riêng cho bạn nhiều sự điều chỉnh thay vì các trang portfolio như CarbonMade & Coroflot, mặc dù dễ tạo đăng bài nhưng bạn không thể up videos, tutorials hay những thứ khác. Nếu bạn có trang blog riêng, bạn tự do trong mọi thứ.
Làm sao để tạo website? WordPress hoặc Wix.
Translator’s note: Mình có đứa bạn làm thiết kế web, liên hệ 0988086222 (Dũng)
Example
Hãy xem Marek Denko (marekdenko.net), anh có nhiều tác phẩm đẹp trên CGSociety. Anh có một blog rất phổ biến, nhiều videos, các sản phẩm đang thực hiện, clay renders, hậu trường. Ngoài việc kết nối với fans, trang blog cũng là nơi các nhà tuyển dụng tìm thấy anh.
Bước 2: Làm một bộ phim ngắn
Một bộ phim ngắn sẽ tạo đột biến lớn. Lý do: rất ít người làm.
Pros:
Lượt view tăng chóng mặt
Hiệu quả hơn Demo reel (video ngắn giới thiệu các tác phẩm)
Cho thấy bạn hiểu toàn bộ quá trình
Tăng uy tín
Làm phim ngắn yêu cầu rất nhiều kỹ năng, sản xuất được một bộ phim là một thành quả đáng nể. Lý do thứ 2 là mọi người đều rất thích phim ngắn. Chỉ những người trong ngành 3D mới xem Demo reels của bạn, nhưng một bộ phim 3 phút về chú chim kiwi được xem bởi 45 triệu người. Phim ngắn chính là vũ khí tối thượng (viral marketing) trong thế giới 3D.
Example
Một ví dụ là Alex Roman với phim ngắn The Third & The Seventh, 6 triệu view cho đến nay. Ngoài việc tạo ra làn sóng trong thế giới 3D, bộ phim còn làm công chúng ưa thích, khiến họ gửi cho người thân và bạn bè.
Bước 3: Làm video hướng dẫn
Bạn có thể thắc mắc làm tutorial có ích lợi gì khi bạn đang cần tìm việc? Không ai vào lại trang của bạn nếu họ không nhận được lợi ích nhất định. Với các video hướng dẫn, họ có lý do để quay lại. Khi lượng truy cập tăng, Khả năng nhà tuyển dụng chú ý tới bạn cũng tăng.
Bạn có thể cho rằng những người xem tutorial đều là beginners (người mới học). Bạn sẽ ngạc nhiên khi các doanh nghiệp tìm đến sau khi xem 1 video của bạn. Khi khách hàng thuê một studio, họ tìm hiểu thông tin trên internet. Khi họ thấy bạn làm được những công việc đó, sẽ dễ dàng hơn cho họ khi quyết định tuyển dụng.
Các video hướng dẫn sẽ làm bạn giống một chuyên gia, mọi người thấy bạn có đam mê, nhà tuyển dụng nhìn thấy cách bạn làm việc. Tất cả đều có lợi.
Example
Andrew Kramer - người sáng lập Video Copilot, bắt đầu làm video dạy After Effects từ 5 năm trước. Với các video chất lượng được cập nhật thường xuyên, anh gây sự được chú ý với hãng JJ Abrams, nhờ đó anh được thuê làm effect trong một phần của phim Star Trek.
Bước 4. Lộ diện
Vào thời kỳ sơ khai của internet, nhiều người lo lắng về việc để lộ danh tính. Với an ninh mạng phát triển mạnh mẽ, chúng ta có thể lộ diện trên internet mà không cần lo lắng. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người vẫn sử dụng bí danh và nickname, việc này ảnh hưởng tới hiệu quả marketing.
Bạn hãy:
Dùng tên thật
Dùng ảnh thật
Tự nhiên là chính mình.
Khi bạn xây dựng danh tiếng cho mình, sử dụng bí danh sẽ làm mọi thứ chậm lại. Ai đó quen bạn bằng bí danh sẽ phải tìm cách nhớ tên thật của bạn khi gặp mặt, tốn thời gian và không cần thiết.
Kết luận: khi bạn từ bỏ bí danh và cái avatar hình nhân vật game, marketing sẽ dễ dàng hơn.
Example
Nick Campbell trên trang greyscalegorilla.com làm tutorials về Cinema 4D. Mái tóc kỳ cục, cặp kính dày và những câu chuyện hài làm anh trở nên độc đáo. Tự nhiên là chính mình là một điểm cộng lớn.
Bước 5: Xuất hiện ở mọi nơi
Bước 1 tôi nói về tầm quan trọng của blog, quan trọng không kém đó là trở thành một phần của cộng đồng online.
Một số cộng đồng mạng tôi khuyến khích các bạn tham gia.
Pros:
Nhiều nhóm khán thính giả
Network với các khách hàng tiềm năng
Tăng số lượng theo dõi
Tăng Google raking
Đó là bản lý lịch online
Xuất hiện ở mọi nơi là điều rất quan trọng. Nếu ai đó muốn tìm một người làm về ánh sáng, họ lên DeviantArt. Nếu bạn không có mặt trên DeviantArt, bạn bỏ lỡ cơ hội vì nhà tuyển dụng không tìm thấy bạn! Tôi biết upload sản phẩm lên nhiều trang là một việc khó chịu, nhưng nếu bạn nghiêm túc tìm kiếm công việc, hãy upload lên mọi nơi có thể.
Example
Một ví dụ là Freddie Wong, anh có mặt mọi nơi trên các mạng xã hội.
Anh có một trang YouTube với số lượng theo dõi khổng lồ. Thành quả không hề đến ngẫu nhiên, các video của anh đầy các pop-up - khuyến khích người xem theo dõi anh trên Twitter, Facebook…
Người dùng trên mọi nền tảng đều có thể tiếp cận anh.
Bước 6. Xuất bản
Dễ hơn bạn nghĩ, tôi đảm bảo. Tôi không nói về xuất bản sách, mà là xuất bản trên tạp chí.
Pros:
Tăng uy tín
Tiếp cận các khách hàng ”offline”
Nhìn rất chất trên resume (sơ yếu lý lịch)
Lần tiếp theo bạn đi phỏng vấn, bạn có thể nói ”tôi mới có bài đăng trên tạp chí 3D World.” và nhìn mắt họ sáng lên. Họ nhận ra bạn không phải là một 3D artist bình thường, bạn được editor của một tạp chí tin tưởng và đăng bài. Lời khuyên tốt nhất tôi có thể đưa ra: hãy thử xem!
Tình huống xấu nhất là tạp chí không chọn bài của bạn, bạn không mất gì và có cơ hội được lợi rất lớn.
Example
Một ví dụ là Andy Goralczyk. Sản phẩm và tutorials của anh được xuất bản nhiều lần trên 3D World. Việc này tạo danh tiếng cho anh ở nhiều nơi, anh là lựa chọn số 1 khi mọi người cần đến Blender.
Tóm tắt:
Comments